Luật đá Penalty của FIFA mới nhất
Trong bóng đá Penalty là một cơ hội lớn để ghi bàn, cùng tìm hiểu phạt đền (Penalty) là gì? Luật đá penalty theo chuẩn của FIFA mới nhất qua bài viết này của chuyên mục hậu trường bóng đá nhé.
Trong bóng đá thì những tình huống va chạm dẫn tới lỗi không phải là ít, tuy nhiên những lỗi dẫn tới đá phạt Penalty là như thế nào? Luật đá Penalty đã được cập nhật mới nhất có thay đổi gì?
Penalty là gì?
Phạt đền, còn gọi là đá phạt 11 mét, penalty là một kiểu đá phạt trong bóng đá, vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội đối phương. Đây là cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự.
Penalty được coi là một cơ hội rất ngon ăn dành cho đội được hưởng, do xác suất ghi bàn tại chấm phạt đền rất cao khi không bị cầu thủ phòng ngự nào khác ngoài thủ môn truy cản. Luật sút penalty được cho rằng không công bằng đối với các thủ môn, vì trong một cự ly gần và thời gian ngắn, họ buộc phải phán đoán và phản xạ để ccó thể ngăn cản bàn thắng. Tuy nhiên, dù có cơ hội lớn nhưng áp lực tâm lý đè nặng cũng có thể khiến cầu thủ đá phạt đền thực hiện không như mong muốn. Chính đá phạt đền đã tạo nên yếu tố hồi hộp, căng thẳng và hấp dẫn của những trận bóng.
Luật đá Penalty của FIFA
Tình huống đẫn tới Penalty
Bên cạnh hiểu được penalty là gì, thì mọi người cần phải tìm hiểu được kỹ về tất cả những tình huống phạm lỗi dẫn đến tình trạng phạt đá penalty. Theo đó, quy định về tình huống sẽ tiến hành phạt penalty được nêu ra cụ thể như sau:
– Những tình huống tìm cách đá đối phương.
– Ngáng hoặc tìm những cách cản trở đối phương.
– Chèn ép đối phương.
– Trường hợp nhổ nước bọt vào mặt đối phương cũng sẽ xử phạt đá penalty.
– Xoạc hay cố tình lôi kéo người của đối phương.
– Tình huống nhảy vào người của đối phương.
– Đẩy hay cố tình lô kéo người của đối phương.
– Đánh hay cố ý tìm cách đánh đối phương.
– Xuất hiện những hành vi cố ý chơi bóng bằng tay. Lưu ý, trường hợp này không tính thủ môn trong khu phạt đền đối với độ bóng mình.
Theo đó, trọng tài chính là người sẽ trực tiếp đưa ra những quyết định đá phạt penalty nếu như những cầu thủ vi phạm trong những lỗi trên ở khu vực cấm 16m50. Đồng thời, cũng tùy vào từng tình huống, những trường hợp phạm lỗi và cầu thủ phạm lỗi sẽ bị phạt thẻ trực tiếp nếu như lỗi nặng.
Hiện nay, đối với những giải đấu bóng đá công nghệ var đã được đưa vào nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong trận đấu. Đây được đánh giá là một trong những công nghệ tiên tiến trong bóng đá. Nhằm giúp cho trọng tài có thể dễ dàng xem lại được tất cả những tình huống xảy ra ở trên sân, trọng tài cũng có thể thay đổi quyết định về quả đá penalty ngay sau đó.
- Top thủ môn đắt giá nhất thế giới hiện tại họ là ai?
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Champion League
Quy định luật khi đá phạt đền
Không chỉ đơn giản là cầu thủ thực hiện sút bóng còn thủ môn thì cản phá, luật đá penalty còn định ra một số quy tắc cụ thể cần phải tuân theo.
– Dù điểm phạm lỗi ở bất cứ đâu trong vòng cấm địa thì khi thực hiện một quả penalty, bóng cũng đều phải được đặt ở chấm phạt đền (cách khung thành 11m).
– Bóng phải được đặt cố định trên chấm phạt đền và phải được đá lên phía trước.
– Cầu thủ thực hiện đá penalty có thể do huấn luyện viên chỉ định hoặc tự nhận trách nhiệm, nhưng phải xác nhận cụ thể với trọng tài.
– Ngoài thủ môn của đội chịu penalty và cầu thủ thực hiện đá phạt đền, toàn bộ những cầu thủ còn lại của hai đội phải đứng bên ngoài vòng cấm địa của quả đá đó.
– Thủ môn của đội chịu penalty phải đứng trên vạch vôi cầu môn cho đến khi bóng được đá đi (có thể làm động tác giả nhưng chân không được rời vạch).
– Khi trọng tài thổi còi báo hiệu cho phép thì cầu thủ thực hiện mới được chạy đà và sút bóng.
– Khi bóng được đá đi thì các cầu thủ khác bên ngoài mới được chạy vào vòng cấm địa. Nếu có cầu thủ nào đó chạy vào trước khi cầu thủ thực hiện sút bóng thì quả đá penalty sẽ phải được thực hiện lại.
– Khi bóng đã được đá đi, cầu thủ thực hiện không được tiếp tục chạm vào bóng. Cầu thủ này chỉ được tiếp tục chạm vào bóng khi bóng đã chạm vào một cầu thủ khác hoặc bóng chết (bay ra khỏi sân hoặc vào khung thành). Như vậy có nghĩa là cầu thủ thực hiện sẽ không được phép đá bồi khi bóng chạm cột dọc/xà ngang bật ra, mà chỉ được phép đá bồi nếu bóng chạm thủ môn bật ra.
– Hai cầu thủ có thể phối hợp để thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ 2 có thể chạy vào đá tiếp để ghi bàn. Giống các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 cũng phải cách khung thành 9,15m. Chiến thuật này phụ thuộc vào yếu tố ngạc nhiên để cầu thủ thứ 2 có thể đá được bóng trước các cầu thủ của đội phòng ngự.
Các lỗi khi đá Penalty
Trong khi một quả đá phạt đền được thực hiện, cầu thủ của cả hai bên vẫn thường mắc lỗi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà trọng tài có thể cho thực hiện lại quả đá, công nhận bàn thắng hoặc cho đội phòng ngự hưởng một quả đá phạt gián tiếp tại vị trí mắc lỗi.
Một số lỗi mà các cầu thủ hai đội thường mắc phải khi đá penalty là:
– Các cầu thủ bên ngoài đội phòng ngự chạy vào trong vòng cấm trước khi cầu thủ thực hiện đá vào bóng, nếu bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không đá lại.
– Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi đá lại, nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi.
– Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
– Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá)
– Cầu thủ được chỉ định thực hiện không đá mà lại là một đồng đội của cầu thủ này chạy vào đá.
– Cầu thủ bên phòng ngự ngăn cản cầu thủ thực hiện.
Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với các cầu thủ vi phạm luật đá phạt đền như cố tình xâm nhập vòng cấm nhiều lần. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các vi phạm đá phạt đền không bị phạt thẻ.
Lưu ý rằng tất cả các lỗi trước khi đá phạt đều được xử lý theo cách trên. Ví dụ, nếu đội phòng ngự cản trở di chuyển của đối phương (kể cả về phía khung thành hoặc ra xa khung thành) trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng không được ghi, trọng tài có thể cho phép đá lại. Các lỗi khác do bất kỳ đội nào vi phạm sẽ được xử lý theo bốn điểm như trên.
Cập nhật luật đá Penalty mới của FIFA
Trong quá trình chạy đà, cầu thủ thực hiện có quyền sử dụng động tác giả để đánh lạc hướng phán đoán của thủ môn đối phương. Tuy nhiên, khi đã kết thúc chạy đà và bắt đầu sút bóng, cầu thủ thực hiện sẽ không được phép làm động tác giả nữa. Nếu vi phạm, quả penalty đó sẽ phải được thực hiện lại, và cầu thủ vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về luật đá penalty rồi phải không? Đón đọc nhiều thông tin tại keobongdahomnay.net nhé!
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Champion League
- Top thủ môn đắt giá nhất thế giới hiện tại họ là ai?
- Top 10+ hậu vệ cánh phải hay nhất thế giới
- Chiều cao các cầu thủ việt nam – Ai cao nhất, ai khiêm tốn nhất
- Luật chơi bóng đá cơ bản nên biết
- PVF là gì? Tìm hiểu về lò đào tạo bóng đá PVF
- Ghi 4 bàn, 5 bàn trong bóng đá gọi là gì?
- 999+ Tên áo bóng đá ý nghĩa chất nhất
- Công nghệ VAR là gì? Giải nghĩa về VAR trong bóng đá
- AFF Cup là gì? Giải đấu bao nhiêu năm 1 lần?